Teen học giáo dục giới tính ở đâu?
Bạn bè là “number one”
Tiếp cận qua truyền hình và báo in
Hoàng Mạnh Hùng, lớp 9A, trường THCS An Thượng: “Những chương trình sức khỏe trên truyền hình thực sự rất hữu ích với mình. Đặc biệt như chương trình Bác sĩ gia đình của VTC, Sức khỏe gia đình của VTV, … nhưng những chương trình này thường chiếu vào giờ cố định và trùng với lịch học nên thỉnh thoảng mình mới xem được. Bố mẹ cũng kiểm soát thời gian xem tivi của mình ghê lắm, nên mình cũng không xem được nhiều chương trình về giới tính khác”.
Thỉnh thoảng có chương trình về sức khỏe giới tính, mẹ cũng hay ngồi xem với tớ. Mẹ cũng giải thích cho tớ những chỗ khó hiểu. Nhưng chỉ khi xem tivi nói về chuyện đó, thì mẹ mới tranh thủ nói thêm chứ không tự dưng nói bao giờ. Các kiến thức về giáo dục giới tính thường ở những mục như sức khỏe giới tính, giáo dục giới tính… của các báo. Vậy nên mỗi khi xem báo, tớ thường tìm đến mục đó đầu tiên. Nó thực sự rất hay và bổ ích, nhưng nói quá ít. Chúng tớ cũng được phát một tờ về sức khỏe sinh sản, trong đó nói về thế nào là xâm phạm tình dục, những lưu ý về tình dục. Thế nhưng mỗi năm chỉ có một tờ là quá ít”. (Em Hoàng Như Quỳnh, lớp 9A trường THCS An Thượng).
Báo điện tử & Internet
Khi chúng tôi hỏi các em biết những trang báo điện tử nào chuyên về giáo dục giới tính, đa số các em không biết.
Đâu là tính xác thực của thông tin?
Có rất rất nhiều nguồn thông tin về giáo dục giới tính đang được teen lựa chọn để cập nhật kiến thức cho mình. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tính tin cậy của các nguồn thông tin đó.
Bình, lớp 6A, trường THPT An Khánh, (Hoài Đức, Hà Tây) cho biết, em thường hỏi thằng bạn, nó có kinh nghiệm về vấn đề này lắm. Khi được hỏi bạn em học kinh nghiệm từ đâu thì em hồn nhiên trả lời: “Đời dạy ấy mà”.
“Mình không biết đem hỏi ông anh họ. Ông ấy bảo em muốn biết thì anh bảo cho một chỗ dạy cực nhanh. Rồi đưa em đến quán cà phê và bảo, anh một cô, chú một cô. Mình toát hết mồ hôi, một mực đòi về. Anh bảo chú vẫn trẻ con lắm. Vài lần chú sẽ người lớn ngay. Nghe mà sợ”. (Nguyễn Bá Thiều, lớp 9A, trường THCS An Thượng).
Lên các diễn đàn giới tính trên mạng, teen cũng hoa mắt trước một “bể” thông tin. “Các diễn đàn chỉ là nơi trao đổi ý kiến, nên những thông tin trên đó thực sự không đáng tin lắm. Em vào đọc thấy một bạn trai hỏi có nên thủ dâm không, thủ dâm có hại không, thế mà có bao ý kiến, người khuyên, người chê, người khuyến khích, người bác bỏ. Như thế thì cũng chẳng giải quyết được gì”. (Oanh, lớp 12A3, trường THPH Hoài Đức C)
“Tớ cứ đọc thật nhiều những thông tin tớ cần với nhiều trang khác nhau. Cái đa số là đúng, tớ nghĩ thế”. Bạn gái tên Nhung chia sẻ cách chọn lọc nguồn tin trên mạng của mình.
Còn bạn Nguyễn lớp 9A, trường THCS An Thượng chia sẻ: “Lướt mạng có rất nhiều phim về giới tính. Đứng đắn cũng có mà “phim dành cho ngừơi lớn cũng có. Tớ khẳng định con trai ai cũng từng một lần xem loại phim này.Có đứa có băng hay còn tung lên mạng cho dân tình xem thử. Sự phát triển của blog cũng tạo cơ hội tốt cho việc chia sẻ những thông tin như thế này. Hôm vừa rồi lên blog, không biết đứa nào gửi cho tớ toàn phim sex với lời nhắn, hãy gửi cho những người quan tâm. Kinh quá”.
“Gần đây trào lưu truyện tranh đang rộ lên trong teen, đặc biệt là trào lưu vẽ thêm quần áo cho nhân vật vì hình vẽ quá “thô”. Đọc một số truyện tranh cũng có những màn vờn đuổi như xem phim sex vậy”, Linh, lớp 12A1, trường THPT Hoài Đức B, một tay vẽ “ có nghề” chia sẻ.
Bạn Trang, lớp 11A12, trường THPT Hoài Đức B nói, “Em chỉ biết báo Hoa học trò có một mục nhỏ về giới tính, nhưng lúc có lúc không. Gần đây em mới biết đến trang web tamsubantre.org do đứa bạn mách. Trước đây khi chưa biết đến diễn đàn này, lên mạng mỗi người nói một kiểu chẳng biết nghe theo ai. Nhưng phải công nhận, những trang web Việt Nam không đẹp, không hấp dẫn, quảng cáo lại chưa tốt nên không được biết đến nhiều”.
Cô Kim Dung, giáo viên dạy sinh học, trường THCS An Thượng kể, “Tôi còn nhớ mãi câu chuyện khi dạy về cơ quan sinh sản, có em trai đứng dậy, một mực khẳng định tôi sai với lý do, “mẹ em bảo sinh em bằng nách”. Tôi giải thích nhưng em cũng không tin. Lạ là nhiều em cũng đứng dậy bênh bạn vì “mẹ em cũng nói thế”.
Thực tế, teen đang tự học giáo dục giới tính từ rất nhiều nguồn khác nhau. Sự nhiễu loạn các nguồn thông tin này có thể làm teen bối rối và sai lạc. Việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường là vấn đề trước mắt cần phải thực hiện. Về phía gia đình, là môi trường giáo dục đầu tiên và gần teen nhất, nên các bậc cha mẹ cần có cái nhìn thực tế và đúng đắn với con cái. Hãy quan tâm và trở thành bạn của con để con tâm sự, chia sẻ những vấn đề tế nhị; cung cấp cho con những kiến thức cơ bản về giới tính, về SKSS để con hiểu từ đó biết phân biệt đúng – sai, nên – không nên, biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân khi ra ngoài xã hội.